Vn En Jp
02462750776
numo.vn thiết kế website số một việt nam
TIN TỨC
TIN TỨC  Bản tin Pháp luật

BẢN TIN PHÁP LUẬT THÁNG 11 NĂM 2017

Công ty TNHH Tư vấn và Dịch vụ Kế toán Mirai xin gửi đến Quý khách hàng bản tin pháp luật tháng 11/2017 như sau:

1.Thông tư 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán hành chính sự nghiệp :

Thông tư này hướng dẫn biểu mẫu và phương pháp lập chứng từ kế toán bắt buộc; danh mục hệ thống tài khoản và phương pháp hạch toán tài khoản kế toán; danh mục mẫu sổ và phương pháp lập sổ kế toán; danh mục mẫu báo cáo và phương pháp lập và trình bày báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách của Cơ quan nhà nước; đơn vị sự nghiệp công lập, trừ đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư được vận dụng cơ chế tài chính như doanh nghiệp, áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp.

Thông tư có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2018 và thay thế Quyết định 19/2006/QĐ-BTC.

2.Quyết định số 2362/QĐ-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 15/11/2017 về việc công bố thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý thuế thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Tài chính :

Quyết định này ban hành hai thủ tục hành chính sửa đổi, thay thế trong lĩnh vực quản lý thuế bao gồm :

- Thủ tục hành chính về đăng ký cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế.

- Thủ tục đăng ký hoạt động kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế đối với Đại lý thuế.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/07/2017.

3.Công văn số 4936/TCT-TNCN  ngày 25/10/2017 do Tổng cục thuế ban hành hướng dẫn về việc xác nhận tính trạng cư trú của cá nhân:

Công văn này hướng dẫn như sau :

Trường hợp cá nhân là người Việt Nam được Công ty cử đi thực tập, đào tạo tay nghề tại Nhật Bản, cá nhân đó có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam nhưng thực tế có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày trong năm tính thuế thì cá nhân được lựa chọn việc xác định tình trạng cư trú của cá nhân tại Việt Nam như sau:

- Nếu cá nhân chứng minh là đối tượng cư trú tại Nhật Bản theo quy định của Nhật Bản thì cá nhân được xác định là không cư trú tại Việt Nam và kê khai thu nhập chịu thuế TNCN phát sinh tại Việt Nam theo thuế suất toàn phần. Các khoản thu nhập phát sinh tại Việt Nam nếu Công ty đã khấu trừ và khai thuế TNCN theo Biểu thuế lũy tiến từng phần thì điều chỉnh lại theo thuế suất áp dụng đối với cá nhân không cư trú.

-  Nếu cá nhân không chứng minh là đối tượng cư trú tại Nhật Bản theo quy định của Nhật Bản thì cá nhân được xác định là cư trú tại Việt Nam. Cá nhân có trách nhiệm kê khai thu nhập phát sinh tại Việt Nam và thu nhập phát sinh ngoài lãnh thổ Việt Nam (nếu có) theo Biểu thuế lũy tiến từng phần

4. Công văn 5023/TCT-TNCN ngày 30/10/2017 do Tổng cục thuế ban hành trả lời về việc khoán công tác phí và điện thoại cá nhân:

Theo hướng dẫn tại công văn này thì:

- Về khoản tiền công tác phí: Trường hợp các khoản thanh toán tiền công tác phí của các cá nhân đi công tác theo đúng quy chế tài chính hoặc quy chế nội bộ của Công ty được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn Luật thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành thì các khoản thanh toán tiền công tác phí này là khoản thu nhập được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân.

- Về khoản chi tiền điện thoại cho cá nhân: Trường hợp khoản chi tiền điện thoại cho cá nhân nếu được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp thì khoản chi tiền điện thoại cho cá nhân là thu nhập được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNCN.

- Trường hợp đơn vị chi tiền công tác phí, tiền điện thoại cho người lao động cao hơn mức khoán chi quy định thì phần chi cao hơn mức khoán chi quy định phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN.

5.Công văn số 14881/BTC-CST do Bộ Tài chính ban hành ngày 3/11/2017 hướng dẫn về chính sách thuế đối với hoạt động sáp nhập doanh nghiệp:

Công văn này hướng dẫn như sau :

-Về thuế GTGT : khi điều chuyển tài sản để sáp nhập thì doanh nghiệp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT và không phải xuất hóa đơn GTGT.

-Về thuế TNDN :

Đối với đơn vị bị sáp nhập : Khi thực hiện sáp nhập Công ty Hồng Ngân vào Công ty Sài Đồng, Công ty Hồng Ngân thực hiện quyết toán thuế đến thời điểm sáp nhập và phải hoàn thành nghĩa vụ thuế theo quy định (số liệu quyết toán thuế theo giá trị sổ sách hiện hữu, không phải thực hiện đánh giá lại tài sản khi quyết toán thuế).

Đối với đơn vị nhận sáp nhập : Khi thực hiện sáp nhập, Công ty Sài Đồng được đánh giá lại tài sản của Công ty Hồng Ngân để ghi nhận vào sổ sách. Phần chênh lệch tăng hoặc giảm giữa số tiền mà Công ty Sài Đồng bỏ ra để mua lại 100% vốn của Công ty Hồng Ngân (đầu tư vào Công ty Hồng Ngân) so với giá trị tài sản sau khi đánh giá lại (giá trị hợp lý của tài sản) của Công ty Hồng Ngân được tính một lần vào thu nhập khác (đối với chênh lệch tăng) hoặc giảm trừ thu nhập khác (đối với chênh lệch giảm) trong kỳ tính thuế khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN. Đồng thời, tài sản được ghi nhận theo giá trị hợp lý khi sáp nhập thì giá trị hợp lý này Công ty Sài Đồng được trích khấu hao hoặc phân bổ dần vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN hàng năm theo giá đánh giá lại (trừ trường hợp giá trị quyền sử dụng đất không được trích khấu hao hoặc phân bổ vào chi phí theo quy định). Trường hợp tài sản là quyền sử dụng đất đưa vào kinh doanh bất động sản thì giá trị hợp lý khi sáp nhập (giá đánh giá lại) được tính vào giá vốn khi chuyển nhượng bất động sản.

Về chi phí lãi vay :

Trường hợp Công ty Sài Đồng đã góp đủ vốn điều lệ, sau đó thực hiện vay vốn để mua lại 100% vốn góp của Công ty Hồng Ngân thì khoản chi phí lãi tiền vay của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế không vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay được tính như sau:

Đối với giai đoạn trước khi sáp nhập:

Khoản chi phí lãi tiền vay phát sinh trong năm 2014 thì được tính vào giá mua của phần vốn khi chuyển nhượng vốn đầu tư. Từ ngày 01/01/2015, khoản chi phí lãi tiền vay được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN trong kỳ.

Đối với giai đoạn sau khi sáp nhập:

Chi phí lãi tiền vay được tính vào chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế theo hướng dẫn tại chuẩn mực kế toán Việt Nam số 16 “Chi phí đi vay”

6. Công văn số 5249/TCT-TNCN do Tổng cục thuế ban hành ngày 15/11/2017 hướng dẫn về chính sách thuế TNCN :

Công văn này hướng dẫn như sau :

Trường hợp Công ty TNHH kiểm toán HSK Việt Nam (Công ty) có hỗ trợ tiền học phí cho các nhân viên của mình phù hợp với công việc chuyên môn, nghiệp vụ của nhân viên theo kế hoạch của Công ty các chương trình Kế toán/Kiểm toán quốc tế ACCA và chủ động trả tiền trước từ tài khoản ngân hàng của cá nhân. Công ty sẽ hoàn trả tiền học phí bằng cách chuyển khoản vào tài khoản ngân hàng của nhân viên, chứng từ chứng minh là các hóa đơn do tổ chức ACCA phát hành cho Công ty thì khoản hỗ trợ học phí này được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNCN của nhân viên này.

Theo Luatvietnam.net

Các tin khác

02462750776