I. THUẾ - TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN – NGÂN HÀNG
1. Công văn số 9670/BTC-QLKT ngày 22/09/2022 do Bộ Tài chính ban hành về việc thực hiện các quy định pháp luật về kinh doanh dịch vụ kế toán :
Bộ Tài chính yêu cầu các đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán như sau :
- Nghiêm túc thực hiện các nội dung yêu cầu tại Công văn số 3823/BTC-QLKT ngày 27/4/2012 của Bộ Tài chính.
- Nâng cao sự thận trọng và thái độ hoài nghi nghề nghiệp trước khi xemxét chấp nhận khách hàng và ký hợp đồng cung cấp dịch vụ kế toán theo các thủ tục và quy trình của đơn vị.
- Tăng cường công tác đào tạo trong nội bộ các đơn vị kinh doanh dịchvụ kế toán, đảm bảo các kế toán viên hành nghề có đủ năng lực chuyên môn vàđạo đức nghề nghiệp khi thực hiện cung cấp dịch vụ kế toán.
- Thực hiện đầy đủ các quy trình đánh giá rủi ro, tuân thủ chặt chẽ các quy định của hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam, chế độ kế toán doanh nghiệp khi cung cấp dịch vụ kế toán cho khách hàng, đảm bao chất lượng dịch vụ kế toán.
- Nâng cao sự thận trọng và thái độ hoài nghi nghề nghiệp khi thu thập và đánh giá độ tin cậy về các hồ sơ tài liệu của khách hàng, đánh giá khả nănghoạt động liên tục của khách hàng, tính đầy đủ và chính xác về giao dịch và số dư với các bên liên quan của khách hàng, rà soát đầy đủ các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ báo cáo tài chính, nhận biết các giao dịch lòng vòng để “làm đẹp” các chỉ số tài chính và báo cáo tài chính.
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hồ sơ tài liệu; Tổ chức công tác văn thư; Quản lý chữ ký, con dấu, tránh các rủi ro trong hồ sơ tài liệu của doanh nghiệp.
2. Công văn số 45085/CTHN-TTHT ngày 13/9/2022 do Cục thuế TP Hà Nội ban hành về việc đăng ký sử dụng chứng từ khấu trừ thuế TNCN tự in trên máy tính :
Theo hướng dẫn tại công văn này thì :
Trong thời gian chưa kịp triển khai chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử, tổ chức ( bao gồm cả cơ quan thuế), doanh nghiệp có thể sử dụng chứng từ khấu trừ thuế TNCN theo hình thức tự phát hành. Từ 01/7/2022 cơ quan thuế không tiếp tục bán chứng từ khấu trừ thuế TNCN do cơ quan thuế đặt in; đối với trường hợp đang còn tồn chứng từ khấu trừ mua của cơ quan thuế thì tiếp tục sử dụng.
3. Công văn số 49049/CTHN-TTHT ngày 11/10/2022 do Cục thuế TP Hà Nội ban hành hướng dẫn xử lý hóa đơn và kê khai thuế GTGT:
Công văn này hướng dẫn như sau :
- Trường hợp hóa đơn bán vé máy bay đã lập theo quy định tại Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010, Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính, sau đó Văn phòng bán vé phát sinh hoàn chứng từ vận chuyển hàng không cho khách hàng thì thực hiện xử lý về hóa đơn theo hướng dẫn tại khoản 6 Điều 12 Thông tư 78/2021/TT-BTC ngày 17/9/2021 của Bộ Tài chính.
- Trường hợp hóa đơn bán vé máy bay đã lập theo quy định tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP sau đó Văn phòng bán vé phát sinh hoàn chứng từ vận chuyển hàng không cho khách hàng thì thực hiện xử lý về hóa đơn theo hướng dẫn tại điểm c Khoản 2 Điều 19 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP của Chính Phủ. Riêng đối với nội dung về giá trị trên hóa đơn có sai sót thì Văn phòng bán vé thực hiện lập hóa đơn điều chỉnh theo hướng dẫn tại Điểm e Khoản 1 Điều 7 Thông tư số 78/2021/TT-BTC ngày 17/9/2021 của Bộ Tài chính.
- Trường hợp Công ty thực hiện kê khai bổ sung điều chỉnh thuế GTGT đối với hóa đơn điều chỉnh thay thế thì thực hiện kê khai tại kỳ tính thuế có sai sót theo quy định tại Điều 47 Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019 của Quốc Hội và Khoản 4 Điều 7 Nghị định 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính Phủ.
4. Công văn số 53394/CTHN-TTHT ngày 4/11/2022 do Cục thuế Hà Nội ban hành hướng dẫn về chính sách thuế khi chi trả các khoản thưởng hỗ trợ, đạt doanh số cho hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh:
Theo đó, Trường hợp Công ty chi trả các khoản hỗ trợ đạt doanh số, chi hỗ trợ bằng tiền hoặc không bằng tiền cho cá nhân là các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán thì Công ty có trách nhiệm khai thuế thay và nộp thuế thay cho cá nhân theo tỷ lệ % tính thuế GTGT là 1% và tỷ lệ % tính thuế TNCN là 0.5%. Đồng thời Công ty có trách nhiệm kê khai đầy đủ các chỉ tiêu trên phụ lục 01-1/BK-CNKD kèm theo tờ khai mẫu số 01/CNKD theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Thông tư số 40/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính.
Khoản thuế Công ty nộp thay hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nêu trên không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC)
5. Công văn số 53407/CTHN-TTHT ngày 04/11/2022 của Cục thuế TP Hà Nội hướng dẫn về chính sách thuế TNDN sau sát nhập :
Công văn này hướng dẫn như sau:
Trường hợp trong năm 2020, Công ty TNHH Nitori Bà Rịa - Vũng Tàu (nay là Doanh nghiệp chế xuất Nitori Việt Nam - chi nhánh Bà Rịa - Vũng Tàu) có phát sinh các khoản chi như: chi tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp phải trả cho người lao động; trích trước khoản phải trả nhà cung cấp nhưng hết thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm thực tế chưa thực chi thì các khoản chi này thuộc các khoản chi không được trừ đi khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN. Trường hợp đến kỳ tính thuế năm 2021, đơn vị đã thực hiện chi trả các khoản tiền đã trích trước nêu trên thì đơn vị được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN của kỳ tính thuế mà đơn vị thực chi nếu đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính.
Trường hợp đơn vị thực hiện trích, lập và sử dụng các khoản dự phòng không theo đúng hướng dẫn của Bộ Tài chính về trích lập dự phòng và phát sinh lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối kỳ tính thuế thì không được trừ đi khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC.
Việc trích lập và xử lý các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng tại doanh nghiệp và ghi nhận, đánh giá, xử lý các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái trong doanh nghiệp thực hiện theo các hướng dẫn của Bộ Tài chính.
6. Nghị định số 91/2022/NĐ-CP ngày 30/10/2022 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế:
Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều khoản liên quan đến việc kê khai, nộp thuế quy định tại Nghị định 126/2020/NĐ-CP
Đáng chú ý, về thuế TNDN, Nghị định đã sửa quy định về hạn mức tạm nộp tối thiểu 03 quý đầu không thấp hơn 75% quyết toán năm nêu tại điểm b khoản 6 Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP . Thay vào đó, số thuế TNDN tạm nộp của 04 quý chỉ cần đảm bảo không thấp hơn 80% so với quyết toán năm.
Quy định sửa đổi này được áp dụng kể từ kỳ tính thuế năm 2021 theo nguyên tắc như sau: tính đến ngày Nghị định 91/2022/NĐ-CP có hiệu lực (ngày 30/10/2022), nếu doanh nghiệp có số thuế tạm nộp 03 quý đầu kỳ tính thuế 2021 không thấp hơn 75% quyết toán thì không áp dụng theo tỷ lệ tạm nộp mới; ngược lại, nếu doanh nghiệp có số thuế tạm nộp 03 quý đầu kỳ tính thuế 2021 thấp hơn 75% quyết toán thì được áp dụng theo tỷ lệ tạm nộp của 04 quý không thấp hơn 80% quyết toán.
Trường hợp doanh nghiệp đã bị cơ quan thanh tra, kiểm tra thuế tính tiền chậm nộp do số thuế tạm nộp 03 quý đầu thấp hơn 75% quyết toán và khi áp dụng lại theo tỷ lệ tạm nộp 04 quý không thấp hơn 80% quyết toán làm giảm số tiền chậm nộp thì được nộp Mẫu số 01/GTCN tại phụ lục ban hành kèm Nghị định này để yêu cầu cơ quan thuế tính giảm tiền chậm nộp.
Về thuế TNCN, Nghị định đã bổ sung quy định miễn nộp hồ sơ khai thuế TNCN tháng/quý cho doanh nghiệp nếu trong tháng/quý đó không phát sinh việc khấu trừ thuế TNCN.
Về hóa đơn, Nghị định thay mới mẫu Thông báo ngừng sử dụng hóa đơn (Mẫu số 04-1/CC ban hành tại Phụ lục III Nghị định
7. Thông tư số 67/2022/TT-BTC ngày 7/11/2022 của Bộ Tài chính hướng dẫn về nghĩa vụ thuế khi doanh nghiệp trích lập và sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp:
Thông tư thay mới quy định về trích lập, sử dụng Quỹ phát triển KH&CN và nghĩa vụ thuế liên quan đến Quỹ phát triển KH&CN.
Theo đó, đối với mức trích lập Quỹ KH&CN, Thông tư này vẫn cho phép doanh nghiệp tự quyết định mức trích lập trong hạn mức tối đa không quá 10% trên thu nhập tính thuế trong kỳ. Riêng doanh nghiệp nhà nước được trích Quỹ trong giới hạn từ 3% - 10% thu nhập tính thuế.
Về sử dụng Quỹ KH&CN, Thông tư mới cho phép doanh nghiệp được sử dụng Quỹ KH&CN để mua máy móc, thiết bị đổi mới công nghệ, phục vụ trực tiếp hoạt động sản xuất, kinh doanh trong 02 năm (2022 và 2023) nhằm giúp doanh nghiệp hồi phục sau đại dịch Covid-19 theo Nghị quyết 43/2022/QH15
Tuy nhiên, Thông tư mới yêu cầu các khoản chi từ Quỹ KH&CN phải có đầy đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định; đối với khoản chi từ Quỹ không có hóa đơn, chứng từ thì phải truy nộp thuế TNDN kèm tiền lãi tính trên khoản thuế TNDN phải truy nộp, đồng thời doanh nghiệp sẽ bị xuất toán tất cả khoản chi không có hóa đơn, chứng từ và tiền thuế, tiền lãi phát sinh tương ứng.
Thông tư mới đồng thời đã bổ sung đầy đủ hướng dẫn cho việc quản lý TSCĐ dùng đồng thời cho hoạt động nghiên cứu KH&CN và hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như việc xác định nghĩa vụ thuế khi doanh nghiệp trích lập quỹ trong thời gian đang được ưu đãi.
Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 23/12/2022 và áp dụng cho việc xác định nghĩa vụ thuế từ ký tính thuế TNDN năm 2022.
Bãi bỏ Điều 4, Điều 12, Điều 13, Điều 14, Điều 16, Điều 17 Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BKHCN-BTC ngày 28/6/2016.
Theo Luatvietnam.net
Downloat văn bản tại đây
Công văn số 9670/BTC-QLKT
Công văn số 45085/CTHN-TTHT
Công văn số 49049/CTHN-TTHT
Công văn số 53394/CTHN-TTHT
Công văn số 53407/CTHN-TTHT
Nghị định số 91/2022/NĐ-CP
Thông tư số 67/2022/TT-BTC