Vn En Jp
02462750776
numo.vn thiết kế website số một việt nam
TIN TỨC
TIN TỨC  Bản tin Pháp luật

BẢN TIN PHÁP LUẬT THÁNG 12 NĂM 2021

Một năm 2021 đầy biến động và khó khăn sắp qua, Năm 2022 sắp tới với nhiều thách thức, chúng tôi xin kính chúc Quý khách một năm mới nhiều thành công mới, nhiều cơ hội mới, tất cả cùng nỗ lực vượt qua khó khăn để cùng phát triển. Xin gửi tới Quý khách những thông tin về kế toán và thuế cuối cùng của năm 2021. Rất mong được gặp lại vào kỳ tháng 1/2022.

I. THUẾ - TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN – NGÂN HÀNG:

 

1. Thông tư số 100/2021/TT-BTC ngày 15/11/2021 do Bộ Tài chính ban hành sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 40/2021/TT-BTC hướng dẫn thuế GTGT, thuế TNCN và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh:

Thông tư sửa đổi một số quy định về khai nộp thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh, bao gồm:

-  Cách tính doanh thu làm căn cứ xác định hộ khoán mới ra kinh doanh thuộc diện miễn nộp hoặc phải nộp thuế;

-  Các trường hợp khai, nộp thuế thay cho cá nhân kinh doanh;

- Cách tính doanh thu làm căn cứ xác định cá nhân cho thuê tài sản không trọn năm thuộc diện miễn nộp hoặc phải nộp thuế;

- Trách nhiệm của chủ sàn giao dịch thương mại điện tử trong việc khai nộp thuế thay và chia sẻ thông tin của cá nhân kinh doanh với cơ quan thuế;

...

Theo đó, đối với hộ khoán mới ra kinh doanh và năm đầu tiên kinh doanh không đủ 12 tháng, chỉ phải nộp thuế nếu doanh thu trong năm trên 100 triệu; trường hợp doanh thu trong năm từ 100 triệu trở xuống sẽ được miễn nộp thuế.

Tương tự, đối với cá nhân cho thuê tài sản với thời gian cho thuê không đủ 12 tháng, chỉ phải nộp thuế nếu doanh thu cho thuê trong năm trên 100 triệu; ngược lại sẽ được miễn nộp thuế nếu doanh thu cho thuê trong năm từ 100 triệu trở xuống.

Trước đây, quy định cũ tại Thông tư  40/2021/TT-BTC thì bắt buộc quy đổi ra doanh thu tương ứng của 12 tháng để xác định hộ khoán/cá nhân cho thuê tài sản đó thuộc diện được miễn hay phải nộp thuế.

Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2022.

2. Công văn số 3897/TCT-CS ngày 11/10/2021 do Tổng cục thuế ban hành hướng dẫn về chính sách thuế :

Công văn này hướng dẫn như sau :

Trường hợp công ty có trụ sở chính tại tỉnh Hải Dương có chi nhánh hạch toán phụ thuộc tại tỉnh Sơn La đang trong thời gian hưởng ưu đãi thuế TNDN thì Công ty phải tính riêng thu nhập từ hoạt động chăn nuôi lợn tại tỉnh Sơn La với cơ quan thuế quản lý nơi có đơn vị phụ thuộc để kê khai, nộp thuế riêng và không thực hiện phân bổ số thuế TNDN phải nộp tại Sơn La theo tỷ lệ chi phí. Số thuế phải nộp tại tỉnh Sơn La trong thời gian được hưởng ưu đãi thuế TNDN được xác định trên cơ sở thu nhập phát sinh tương ứng tại tỉnh Sơn La. Đồng thời kết thúc năm tính thuế, Công ty quyết toán thuế TNDN với cơ quan thuế quản lý trụ sở chính theo quy định.

Trường hợp Chi nhánh công ty có thu nhập từ hoạt động chăn nuôi lợn tại Huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định 12/2015/NĐ-CP thì khoản thu nhập này thuộc diện thu nhập miễn thuế.

3. Công văn số 3918/TCT-CS ngày 12/10/2021 do Tổng Cục thuế ban hành hướng dẫn việc xác định doanh thu tính thuế TNDN theo Nghị định 114/2020/NĐ-CP:

Công văn này hướng dẫn như sau :

Theo quy định của pháp luật kế toán hiện hành ( Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014), Doanh thu bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ không bao gồm các loại thuế: Thuế GTGT phải nộp ( theo phương pháp trực tiếp), thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế Xuất khẩu, Thuế Bảo vệ môi trường.

Vậy doanh thu năm 2020 làm căn cứ xác định đối tượng áp dụng được giảm 30% số thuế TNDN phải nộp năm 2020 của Công ty bao gồm toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền cung ứng dịch vụ kể cả trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng trong kỳ tính thuế TNDN năm 2020 không bao gồm thuế tiêu thụ đặc biệt.

4. Công văn số 48930/CTHN-TTHT ngày 23/11/2021 do Cục thuế TP Hà Nội ban hành hướng dẫn về chính sách thuế TNDN, thuế TNCN cho người nước ngoài :

Theo đó, trường hợp trong hợp đồng phái cử giữa Công ty mẹ và Công ty TNHH Miconsul ( công ty con tại Việt Nam) quy định rõ tất cả các khoản thu nhập phát sinh tại Việt Nam và thuế TNCN phát sinh tại nguồn thu tại Nhật Bản do công ty con chi trả thì các khoản chi phí nêu trên được tính vào thu nhập chịu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công nếu được xác định là khoản lợi ích được hưởng của người lao động theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC.

Trường hợp các khoản chi phí nêu trên đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22/06/2015 của Bộ tài chính thì được xác định là chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.

5. Công văn số 51438/CTHN-TTHT ngày 1/12/2021 do Cục thuế TP Hà Nội ban hành hướng dẫn về chính sách thuế TNCN:

Công văn này hướng dẫn như sau :

Trường hợp Công ty có chính sách chi nghỉ mát, phụ cấp ăn trưa, ăn giữa ca cho người lao động (được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức hưởng tại môỵ trong các hồ sơ sau : Hợp đồng lao động, Thỏa ước lao động tập thể, Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn, Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty thì :

- Đối với chi phí tiền ăn trưa, ăn giữa ca : Trường hợp công ty tổ chức bữa ăn giữa ca, ăn trưa cho người lao động dưới các hình thức trực tiếp nấu ăn, mua suất ăn, cấp phiếu ăn thì khoản chi này không tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân của người lao động. Trường hợp Công ty không tổ chức bữa ăn giữa ca, ăn trưa mà chi tiền cho người lao động theo mức chi phù hợp với hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thì không tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân, nếu mức chi cao hơn mức hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thì phần chi vượt mức phải tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân.

- Đối với khoản chi nghỉ mát : Trường hợp khoản chi nghỉ mát do Công ty chi cho người lao động mà khoản chi ghi rõ tên cá nhân được hưởng thì khoản tiền này tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân của người lao động. Trường hợp khoản hci chung cho tập thể người lao động không ghi rõ tên cá nhân được hưởng thì khoản thu nhập này không tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân của người lao động.

Trường hợp cá nhân thực tế nhận được khoản chi nghỉ mát từ Công ty thì khoản thu nhập này được tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân của người lao động theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính.

- Trường hợp Công ty phát sinh các khoản chi cho người lao động mà các khoản chi này được trích từ quỹ Công đoàn, đáp ứng các nhiệm vụ quy định tại Điều 27 Luật Công đoàn số 12/2012/QH13 thì người lao động khi nhận được các khoản chi  này, không phải tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương tiền công.

6. Công văn số 9058/CTTPHCM-TTHT ngày 24/11/2021 do Cục thuế TP Hồ Chí Minh ban hành hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp :

Theo đó, trường hợp công ty thuộc đối tượng được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 114/2020/NĐ-CP của Chính phủ, Công ty có kỳ tính thuế TNDN theo năm tài chính không trùng với năm dương lịch thì việc giảm 30% thuế TNDN xác định theo kỳ tính thuế TNDN của Công ty.

Theo Luatvietnam.net


Downloat văn bản tại đây
Thông tư số 100/2021/TT-BTC
Công văn số 3897/TCT-CS
Công văn số 3918/TCT-CS
Công văn số 48930/CTHN-TTHT
Công văn số 51438/CTHN-TTHT
Công văn số 9058/CTTPHCM-TTHT

Các tin khác

02462750776